- Lợi ích của dứa đối với sức khỏe
- Cung cấp dưỡng chất chống xương
- Tốt cho hệ tiêu hóa
- Điều trị ho, cảm lạnh
- Giảm rụng tóc, giúp tóc chắc khỏe
- Cải thiện làn da
- Cải thiện hệ tiêu hóa
- Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
- Ăn nhiều dứa có tốt không
- Gây ra phản ứng dị ứng
- Phản ứng với thuốc trong cơ thể
- Tăng lượng đường trong máu
- Gây tiêu chảy
- Những ai không nên ăn dứa?
“Ăn dứa có tốt không?” chính là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra khi mùa dứa đến. Dứa là một loại quả nhiệt đới, có vị ngọt và giải khát rất tốt. Tuy nhiên nhiều người nhầm tưởng rằng ăn càng nhiều dứa thì càng có lợi đối với sức khỏe. Vậy lợi ích của dứa là gì? Ăn nhiều dứa có tốt không? Bìa viết sau đây chúng tôi sẽ cung cấp tới bạn những thông tin cần thiết.
Lợi ích của dứa đối với sức khỏe
Dứa là một loại trái cây phát triển ở những nơi có thời tiết nhiệt đới, dứa có vị vô cùng thơm ngon và kích thích vị giác. Không những vậy trong dứa có rất nhiều thành phần dinh dưỡng khác giúp cơ thể khỏe mạnh.
Trong 100g dứa sẽ chứa 50 calo, 165g nước, 13.7g cacbonhydrat cùng với rất nhiều Vitamin khác. Đặc biệt trong dứa không chứa chất béo nên rất thích hợp đối với những người đang ăn kiêng.
Cung cấp dưỡng chất chống xương
Trong quả dứa chứa nhiều Vitamin C và Manga giúp bộ xương của bạn trở nên chắc khỏe, các mô liên kết sẽ dẻo dai giúp bạn di chuyển linh hoạt hơn. Nếu trong một ngày bán sử dụng một cốc nước ép dứa thì sẽ cung cấp cho cơ thể hơn 70% lượng Manga.
Đối với trẻ em và người cao tuổi nên ăn ít nhất một lát dứa mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng. Dứa còn giúp chống loãng xương ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh vô cùng hiệu quả.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Chất xơ và nước có trong dứa sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn. Dứa còn giúp ngăn ngừa táo bón, giúp đường ruột khỏe mạnh. Ngoài ra, trong quả dứa còn rất giàu Bromelain, chính là một loại enzyme giúp tiêu hóa protein. Bromelain còn giúp giảm các vết viêm trong đường ruột.
Điều trị ho, cảm lạnh
Nhờ vào một lượng lớn Bromelain có trong dứa và các Vitamin C nên có thể hỗ trợ điều trị cảm lạnh, chữa ho rất tốt. Thành phần bromelain còn giúp giảm sưng và đẩy lùi các vi khuẩn có hại đang tồn tại trong cổ họng. Các Enzym có trong dứa, sau khi được đưa vào đường ruột sẽ làm sạch các chất nhầy, chống viêm và giúp hệ hô hấp khỏe mạnh.
Giảm rụng tóc, giúp tóc chắc khỏe
Dứa còn có đặc tính chống oxy hóa rất tốt nên có khả năng ngăn ngừa tóc gãy rụng, thúc đẩy sự phát triển của chất sừng đặc biệt là tóc và móng tay. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng dứa để làm tinh dầu ủ tóc, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho các nang tóc phát triển. Nếu sử dụng thường xuyên sẽ giúp mái tóc trở nên dày và bóng mượt.
Đối với trường hợp thiếu hụt các Vitamin C, vitamin A sẽ khiến móng tay bị yếu, tóc rất dễ xảy ra tình trạng gãy rụng.
Cải thiện làn da
Các loại vitamin có trong dứa có khả năng chống oxy rất tốt, nó có khả năng đẩy lùi các tổn hại trên bề mặt da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nếu bạn không bị dị ứng với dứa thì có thể tham khảo các công thức mặt nạ từ dứa để đẩy lùi nếp nhăn, trị mụn và trị thâm. Các Vitamin C có trong dứa sẽ giúp cơ thể sản sinh ra một lượng Collagen vừa đủ giúp về mặt da trở nên căng mịn, săn chắc.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Vì trong quả dứa có chất xơ nên cải thiện hệ tiêu hóa vô cùng tốt, sau khi ăn cơm bạn có thể tráng miệng bằng dứa để tiêu hóa nhanh. Sử dụng một lượng dứa vừa mỗi tuần sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Các enzyme có trong dứa sẽ giúp tiêu hóa lượng protein làm quá trình trao đổi chất dễ dàng hơn.
Hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Trong dứa không chứa chất béo nên sẽ không bị tăng cân, các enzim sẽ giúp thúc đẩy lượng mỡ tồn đọng trong cơ thể thành năng lượng. Vì vậy nếu bạn đang sử dụng phương pháp eat clean thì dứa chính là một khẩu phần ăn lý tưởng.
Ăn nhiều dứa có tốt không
“Vậy ăn nhiều dứa có tốt không?” Mặc dù Dứa chứa nhiều chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho cơ thể, tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều thì không tốt. Trong dứa chứa nhiều hàm lượng carbohydrate và đường nên khi sử dụng quá tải sẽ tăng lượng đường trong máu.
Khi sử dụng Dứa quá thường xuyên, liều lượng quá đà sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Đơn giản thịt Dứa hơi ngứa nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng rát miệng, nhưng đây chỉ là hiện tượng dễ bắt gặp và có thể cải thiện sau một vài giờ. Với những bạn bị khó thở, hay bị mẩn ngứa sẽ rất nguy kịp khi ăn dứa quá nhiều.
Gây ra phản ứng dị ứng
Trong Dứa có chứa một loại enzym có tên là bromelain, đây là loại enzym vừa có lời vừa có hại đối với cơ thể. Khi ăn dứa một số người sẽ bị dị ứng nhẹ đối với thành phần này. Thông thường hiện tượng này sẽ thuyên giảm sau vài giờ, tuy nhiên nếu không có dấu hiệu đỡ thì cần đến bác sĩ để điều trị sớm nhất.
Với những người bị hen suyễn hoặc viêm xoang lâu năm sẽ có khả năng bị dị ứng đối với các thành phần của dứa. Nếu bạn bị dị ứng phấn hoa, nhựa cây,.. thì sẽ có khả năng bị dị ứng với dứa.
Phản ứng với thuốc trong cơ thể
Trong dứa có chứa bromelain sẽ có khả năng phản ứng với thuốc trong cơ thể. Trong trường hợp nếu bạn đang sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào khi ăn dứa cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng. Các thành phần trong dứa sẽ tác dụng với các thuốc chống thần kinh, thuốc điều trị an thần, rượu,…
Tăng lượng đường trong máu
Vì dứa là một loại quả có vị ngọt đậm, chứa nhiều đường nên khi sử dụng bạn cần cân nhắc. Đặc biệt là đối với những bệnh nhân tiểu đường thì không nên ăn quá nhiều dứa. Dứa cũng giống với những loại quả ngọt khác chứa Fructose, sẽ làm tăng lượng đường trong máu. Nên cân nhắc trước khi sử dụng để tránh khỏi những biến chứng sau.
Gây tiêu chảy
Trong dứa chứa rất nhiều Vitamin C nên khi sử dụng một quá nhiều sẽ khiến hệ tiêu hóa khó tiếp nhận dẫn đến tình trạng tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn, đau bụng,… Đặc biệt khi ăn dứa chưa chín bạn sẽ rất dễ bị say hoặc ngộ độc nếu hệ miễn dịch kém. Khi sử dụng dứa bạn nên tránh sử dụng phần lõi, vì lõi dứa chứa rất nhiều xơ dễ gây cương cứng bụng, khó tiêu hóa.
Những ai không nên ăn dứa?
Dứa là một loại quả tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn dứa. Đối với những trường hợp sau, bạn cần hạn chế sử dụng dứa thường xuyên:
- Những người bị tiểu đường không nên sử dụng dứa, nếu cố tình ăn dứa sẽ gây lên hiện tượng tăng lượng đường trong máu dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
- Phụ nữ đang mang thai không nên ăn quá nhiều dứa vì hàm lượng bromelain sẽ khiến tử cung bị co thắt, sẽ khiến dễ sảy thai trong những tháng đầu.
- Những người đang mắc các chứng bệnh về dạ dày và hay bị dị ứng cũng không nên ăn dứa. Các enzym có trong dứa sẽ khiến dạ dày bạn co bóp mạnh dẫn đến đau bụng.
- Dứa rất có hại đến men răng với những người sâu răng hoặc men răng yếu thì không nên ăn dứa. Các axit sẽ nhanh chóng bào mòn răng của bạn. Đặc biệt với những người chân răng yếu sẽ dẫn đến ê buốt răng.
Dứa là một loại quả có chứa rất nhiều dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh và có cải thiện sức khỏe rất tốt. Tuy nhiên khi sử dụng dứa bạn cần chú ý đến tình trạng cơ thể và khối lượng sử dụng dứa ngay lúc đó.