- Thuốc hạ sốt nhét hậu môn
- Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ là gì
- Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ dùng khi nào?
- Liều lượng và cách sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ
- Liều lượng dùng thuốc hạ sốt nhét hậu môn
- Cách sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn
- Ưu nhược điểm của thuốc hạ sốt nhét hậu môn
- Ưu điểm
- Nhược điểm
- Một số lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt nhét hậu môn
Thuốc hạ sốt nhét hậu môn là loại thuốc được sử dụng đối với trẻ nhỏ. Đây là loại thuốc có hình viên làm giảm sốt rất hiệu quả. Tuy nhiên hiện nay có không ít người chưa nắm rõ thông tin, cách sử dụng của loại thuốc này. Chính vì vậy, trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết về thuốc hạ sốt nhét hậu môn.
Thuốc hạ sốt nhét hậu môn
Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ là gì
Khi trẻ sơ sinh bị sốt cũng sẽ có những biểu hiện giống như ở những lứa tuổi khác. Sốt chính là một phản ứng bình thường ở cơ thể, sức đề kháng có thể giúp bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Tuy nhiên, đối với trẻ em sức đề kháng kém hơn so với những lứa tuổi khác nên khả năng tự chống chọi lại bệnh tật là rất kém. Chính vì vậy, khi trẻ nhỏ bị sốt mẹ cần lưu ý sử dụng thuốc thật cẩn trọng.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp giúp làm hạ sốt ở trẻ em như: miếng dán hạ sốt, bột hạ sốt, siro hạ sốt,… Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều bậc cha mẹ sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho bé. Thuốc hạ sốt nhét hậu môn là lựa chọn cho những bé bị sốt cao kèm đi ngoài rất hữu dụng.
Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ dùng khi nào?
Đối với những bé không chịu uống thuốc, trong quá trình uống thuốc hay bị nôn và trớ thì thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ chính là lựa chọn hàng đầu. Những bé bị sốt quá cao kèm theo đó là tình trạng co giật, phát ban thì nên sử dụng thuốc hạ sốt.
Còn trường hợp bé bị sốt bình thường thì không nên sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn mà nên sử dụng thuốc hạ sốt bình thường. Ngoài ra, khi trẻ bị sốt mẹ không nên cho bé tiếp xúc với gió quá nhiều như vậy rất dễ bị cảm trầm trọng.
Liều lượng và cách sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ
Liều lượng dùng thuốc hạ sốt nhét hậu môn
Liều lượng sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn chỉ nên dùng 50mg – 6mg/kg/ngày hoặc 15mg/kg/6 giờ đồng hồ.
Với trẻ em từ 12 – 16kg, chỉ nên dùng từ 1 – 2 viên mỗi ngày. Mỗi lần sử dụng nên cách nhau ít nhất 6h.
Cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tránh trường hợp sử dụng quá liều hoặc sử dụng sai cách. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ, mỗi loại thuốc sẽ có liều lượng và cách dùng khác nhau. Để chắc chắn về liều lượng dùng cha mẹ cần hỏi ý kiến của các y bác sĩ trước khi sử dụng.
Cách sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn
Thuốc hạ sốt nhét hậu môn có chứa paracetamol nên bạn không được sử dụng đồng thời một loại thuốc khác có chứa paracetamol. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng quá liều thuốc, gây ngộ độc ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Mẹ tiến hành cho bé nằm ở tư thế dốc, mông chổng lên phía trên sao cho thuận tay mẹ. Sau đó bóc thuốc và tiến hành cho thuốc vào phía sâu theo đường hậu môn. Lưu ý trước khi tiến hành mẹ cần làm vệ sinh sạch sẽ cho con tránh nhiễm khuẩn và nhiễm trùng. Tay của mẹ cũng cần vệ sinh sạch sẽ. Sau đó lấy hai tay khép hai mép mông của bé lại, hãy giữ tư thế này trong khoảng 5 phút để cho thuốc tan và ngấm vào phái trong.
Ưu nhược điểm của thuốc hạ sốt nhét hậu môn
Sốt không phải là một căn bệnh mà nó là biểu hiện của nhiều bệnh sắp phát sinh. Khi trẻ bị sốt cha mẹ hãy sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn, loại thuốc này có những ưu điểm và nhược điểm như:
Ưu điểm
- Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho bé rất tiện dụng, khi trẻ đang ngủ mà xuất hiện sốt cao thì chỉ cần nhét thuốc vào hậu môn. Sau khoảng nửa tiếng khi sử dụng thuốc bé sẽ giảm sốt, tránh co giật và nguy hiểm đến sức khỏe, thần kinh.
- Thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ có chứa thành phần Paracetamol, nó có thể tan chảy bởi nhiệt độ cơ thể. Sau đó, liều lượng thuốc sẽ di chuyển và lưu trữ trong cơ thể không bị đẩy ra ngoài.
- Thuốc hạ sốt hậu môn hấp thụ khá tốt vì đây là vị trí tĩnh mạch và có lưu lượng tuần hoàn máu rất tốt. Thuốc hạ sốt nhét hậu môn khi tan ra sẽ không bị đi qua gan, không bị ảnh hưởng xấu đến phần gan trong quá trình thải độc.
- Khi sử dụng thuốc nhét hậu môn hạ sốt cho trẻ còn tránh được tương tác đến bộ máy tiêu hóa của cơ thể, không gây tổn thương đến đường tiêu hóa.
- Khi trẻ bị sốt kèm theo co giật có thể không sử dụng được thuốc hạ sốt dạng uống nên thuốc hạ sốt nhét hậu môn chính là một lựa chọn tốt.
Nhược điểm
Ngoài ra, bên cạnh đó thuốc hạ sốt nhét hậu môn cũng tồn tại những nhược điểm nhất định. Thuốc hạ sốt nhét hậu môn có những nhược điểm như sau:
- Thuốc hạ sốt hậu môn trực tiếp ngấm vào nhưng lại không có tác dụng nhanh chóng như thuốc hạ sốt uống thông thường.
- Vì thuốc nhét vào hậu môn nên nhiều bậc cha mẹ không để ý tới liều lượng sử dụng, dẫn đến quá liều, gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
- Vì thuốc hạ sốt hậu môn ngấm trực tiếp vào máu nên paracetamol dễ bị quá liều và ngấm vào máu.
- Thuốc hạ sốt hậu môn có thể gây ngứa ở vùng đặt thuốc, nhưng về mức độ ngứa sẽ tùy thuộc vào khoảng cách đặt thuốc và liều lượng thuốc dùng.
- Thuốc nhét hậu môn hạ sốt cho trẻ em nên dễ gây nhiễm khuẩn, kích ứng gây nên sưng, đau hoặc rát. Nếu sử dụng với tần suất dày đặc sẽ gây nên viêm trực tràng. Vì vậy, sau khi đặt thuốc nếu trẻ có biểu hiện đi ngoài thì dừng hẳn.
Một số lưu ý khi dùng thuốc hạ sốt nhét hậu môn
Khi sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho bé bạn cần chú ý đến một số điều cơ bản sau đây:
Cần bảo quản thuốc hạ sốt ở nhiệt độ lạnh từ 2 độ đến 8 độ. Trước khi đưa vào hậu môn cần kiểm tra xem thuốc có đảm bảo độ cứng, có đủ khả năng để nhét vào bên trong trực tràng hay không. Sau khi tiến hành bóc thuốc ra khỏi khuôn cần nhét vào trong hậu môn ngay lập tức. Lớp vỏ thuốc và bột thuốc rất nhanh bị tan, điều này ảnh hưởng đến liều lượng khi sử dụng thuốc.
Khi đã sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn thì không được sử dụng thêm bất cứ loại thuốc nào khác có chứa paracetamol. Tránh trường hợp bị quá liều gây ngộ độc thuốc.
Hãy làm sạch hậu môn cho bé trước khi đưa thuốc vào, tránh nhiễm khuẩn và nhiễm trùng. Các mẹ hãy khử khuẩn phần hậu môn thật sạch sẽ và để khô ráo, sau đó rửa tay bằng xà phòng. Trong quá trình nhét thuốc vào phía trong hậu môn mẹ hãy để mông bé ở tư thế dốc.
Không được sử dụng quá thường xuyên thuốc nhét hậu môn hạ sốt cho bé và cần đảm bảo thuốc có nguồn gốc, hạn sử dụng rõ ràng. Với những bé bị dị ứng với thành phần paracetamol hoặc những bé có vấn đề về gan, đang bị tiêu chảy, viêm da khu vực hậu môn, các bệnh liên quan đến trực tràng thì không được sử dụng thuốc. Bởi vì khi mắc những bệnh trên sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và gây lên những trở ngại về sức khỏe.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho bé, mong rằng nó có ích đối với bạn.