Sức Khỏe

Trẻ sơ sinh hay bị nấc phải làm sao?

7716

Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt chính là một biểu hiện vô cùng bình thường hay gặp ở trẻ 3 tháng đầu sau sinh. Nhìn chung tình trạng trẻ sơ sinh khi bị nấc cụt sẽ không gây nên bất cứ vấn đề gì. Tuy nhiên nếu tình trạng nấc cụt xảy ra với tần suất dày đặc thì sẽ khiến trẻ bị mệt, trào sữa,… Vậy nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc là do đâu? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ cung cấp toàn bộ thông tin cần thiết, đồng thời bật mí cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt

Ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh hiện tượng nấc cụt xảy ra vô cùng thường xuyên, khi bé có hiện tượng này thì mẹ không cần quá lo lắng. Nguyên nhân bị nấc cụt chính là do sự co thắt của cơ hoành không thể tự chủ, quá trình co thắt cơ hoành khiến khí đi vào phổi không ổn định có thể ngưng đột ngột và thanh môn bị đóng kín lại một cách bất người.

Trẻ sơ sinh hay bị nấc phải làm sao?
Tình trạng nấc cụt ở trẻ nhỏ

Quá trình nấc cụt thường không diễn ra quá lâu, hiện tượng là có thể chỉ duy trì trong vòng vài phút. Hiện tượng nấc cụt xảy ra từ 2 – 3 lần/ngày. Nấc là phản xạ tự nhiên của con người nó được hình thành từ khi ở trong bào thai.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt chính tỏ trẻ khỏe mạnh, nhất là sau khi sinh. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ giảm dần khi bạn bước vào 1 tuổi. Nấc cụt thường xảy ra sau khi ăn uống, thay đổi thế nằm, khi cơ thể quá nóng hoặc quá lạnh,…

Theo dân gian khi trẻ bị nấc cụt bạn hoàn toàn có thể nhanh chóng khắc phục tình trạng nấc bằng một số mẹo. Sau đây là một số cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh.

Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh nhanh nhất

Nếu trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt thì mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau đây để khắc phục nhanh chóng:

Trẻ sơ sinh hay bị nấc phải làm sao?
Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh

Massage nhẹ vùng lưng

Massage vùng lưng chính là cách chữa nấc cụt cho trẻ sơ sinh nhanh chóng và hiệu quả nhất mà cha mẹ nên áp dụng. Các mẹ hãy giữa con nằm thẳng sau đó tiến hành xoa nhẹ vùng lưng bé theo hình tròn.

Ngoài ra, mẹ cũng có thể đặt bé nằm ngay trên bụng và tiến hành massage tương tự. Thao tác massage này sẽ giúp bé căng phần cơ hoành, giúp giảm nấc cụt nhanh chóng. Đặc biệt trong quá trình massage cho bé, tay mẹ nên giữ ấm không nên để lạnh và thao tác cần nhẹ nhàng giúp bé thoải mái.

Đặt bé ngồi thẳng sau khi ăn

Hiện tượng nấc cụt rất hay xảy ra sau khi trẻ bú xong, chính vì vậy sau khi ăn nó mẹ nên để bé ngoài thẳng khoảng 20 phút, không để bé nằm hoặc gập bụng. Nếu sau khi ăn mẹ để bé nằm thì sẽ dễ bị trớ (trào ngược dạ dày) kèm theo những cơn nấc kéo dài. Ngoài ra, mẹ hãy tiến hành vỗ nhẹ vào lưng bé để tránh ở hơi, ngăn chặn không khí vào dạ dày, giúp giảm thiểu hiện tượng nấc cụt.

Làm bé phân tâm

Nếu bé đột nhiên bị nấc quá nhiều, thì mẹ hãy chơi với bé giúp bé cười. Mục đích của điều này chính là giúp trẻ bị phân tâm, tinh thần thoải mái giúp cơ hoành không bị co thắt quá nhiều.

Cho bé ngậm đường hoặc siro

Cho bé ngậm một chút đường hoặc Siro cũng là cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh rất tốt. Nếu bé đang trong giai đoạn ăn dặm thì có thể cho bé ngậm một chút đường hoặc siro để giảm nấc. Các mẹ hãy sử dụng núm vú giả cho bé ngậm để đảm bảo an toàn. Trong trường hợp bé chưa ăn dặm hệ tiêu hóa chưa ổn định thì mẹ có thể trực tiếp cho bé uống nước. Hãy lưu ý rằng nước cần được ủ ấm, qua lọc để đảm bảo an toàn đường ruột cho bé.

Bịt hai tai

Theo những kiến thức dân gian, khi bé bị nấc mẹ có thể sử dụng ngón tay để bịt tai con lại. Lưu ý trước khi tiến hành tay của mẹ cần vệ sinh sạch sẽ, tiến hành bịt tai con một cách nhẹ nhàng. Mục đích của việc này chính là giúp thần kinh phế được mở rộng. Lúc này dây thần kinh sẽ được kích thích và làm giảm cơn nấc. Hãy tiến hành bịt tai bé trong khoảng 3 đến 5 phút, cơn nấc sẽ nhanh chóng kết thúc.

Cách phòng tránh tình trạng trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt

Khi thực hiện các mẹo chữa nấc cụt tại nhà, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau để tránh tình trạng nấc trở nên tồi tệ.

Trẻ sơ sinh hay bị nấc phải làm sao?
Cách phòng tránh tình trạng nấc cụt ở trẻ nhỏ

Không nên để bé giật mình

Thực tế cho thấy khi bé bị nấc cụt, một tiếng động lớn sẽ giúp bé khỏi hẳn. Nhưng đối với trẻ sơ sinh, khi bị giật mình sẽ khiến bị bị hoảng sợ, gây ảnh hưởng đến màng nhĩ. Đồng thời khi giật mình bé bị giật mạnh khiến ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống.

Không cho bé ăn bánh có vị chua

Các sản phẩm bánh kẹo, thực phẩm có vị chua có tác dụng rất tốt làm giảm nấc cụt. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ dạ dày của bé còn yếu những thực phẩm chua sẽ làm sức khỏe của bé không tốt. Nếu cha mẹ nào đang áp dụng phương pháp này để chữa nấc cụt cho bé thì cần hết sức lưu ý.

Tác động một lực mạnh vào lưng bé

Các mẹ chỉ nên massage nhẹ vào phần lưng của bé chứ tuyệt đối không vỗ vào lưng. Hệ thống xương sống ở trẻ nhỏ chưa được cấu tạo ổn định và chắc chắn nên sẽ ảnh hưởng đến xương khớp. Ngoài ra, nếu hành động này diễn ra quá thường xuyên với một lực mạnh sẽ khiến xương sống bị lệch. Hiện nay có rất nhiều bậc cha mẹ sử dụng phương pháp vỗ lưng để giúp bé tiêu cơm, không bị sặc tuy nhiên hành động này khá nguy hiểm cho bé.

Khi nào cần đưa bé đến chuyên gia?

Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt là rất phổ biến nhưng biển hiện này không phải lúc nào cũng bình thường đối với trẻ. Khi bé bị nấc quá nhiều, ảnh hưởng đến quá trình ăn uống tiếp nhận dinh dưỡng của bé thì bố mẹ nên chú ý và đưa con đến với các chuyên gia để được tư vấn.

Trẻ sơ sinh hay bị nấc phải làm sao?
Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ

Bé bị nấc cụt thường xuyên trong nhiều giờ, nhiều ngày không thuyên giảm

Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt, tình trạng này chỉ kéo dài vào phút. Nếu nấc cụt kéo dài quá lâu trong vài giờ, cùng với đó là sự quấy khóc thì mẹ cần cân nhắc lưu ý. Hãy chú ý xem bé có bị khó thở hoặc khò khè ở phần cổ hỏng hay không.

Bé bị nấc khi bú hoặc ngủ

Nếu tình trạng nấc ở trẻ sơ sinh xảy ra khi bé bú, làm ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận dinh dưỡng thì mẹ nên cân nhắc cho con đi khám. Nếu để tình trạng nấc quá lâu và thương xuyên sẽ gây lên mãn tính khiến bé khó chịu, cản trở quá trình sinh hoạt. Lâu ngày khiến bé bị mệt và mất sức nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe rất lớn.

Bé bị trào ngược dạ dày

Quá trình nấc cụt nếu bé kèm theo nôn ói các chất lỏng thì có thể là biểu hiện của trào ngược dạ dày. Hiện tượng này sẽ khiến bé bị khó chịu, quấy khóc. Ngoài ra khiến những dinh dưỡng không được hấp thụ vào cơ thể. Nếu bé bị hiện tượng này quá thường xuyên thì mẹ nên đứa bé đến các cơ sở y tế để được khám chữa.

Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt là một hiện tượng bình thường, chính vì vậy khi trẻ sơ sinh bị nấc cha mẹ không nên quá quan ngại. Cha mẹ hãy tiến hành khắc phục tình trạng nấc cụt bằng các cách trên. Tuy nhiên, mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng và chú ý đến hành động của mình trong quá trình chữa nấc cho bé.

0 ( 0 bình chọn )

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm