Sức Khỏe

Đau mắt đỏ lây qua đường nào và biểu hiện

11511

“Đau mắt đỏ lây qua đường nào?” chính là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi mắc bệnh đau mắt đỏ. Đau mắt đỏ chính là một căn bệnh thường gặp, vì vậy bạn cần nắm rõ các kiến thức cần thiết để phòng tránh căn bệnh đau mắt đỏ. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ cung cấp toàn bộ những thông tin xoay quanh bệnh đau mắt đỏ.

Đau mắt đỏ là gì? Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ lây qua đường nào và biểu hiện
Bệnh đau mắt đỏ  

Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ hay còn biết đến là bệnh viêm giác mạc, bệnh này sẽ gặp phải khi lớp màng trong suốt ở phần nhãn cầu, kết mạc mi. Đây là căn bệnh thường gặp và có thể dễ dàng khắc phục.

Bệnh đau mắt đỏ gặp phải ở tất cả các lứa tuổi, giới tính. Bệnh đau mắt đỏ thường mắc phải trở thành dịch bệnh vào mùa xuân hè, trong một thời gian ngắn có thể lây lan rất nhanh. Tuy nhiên, căn bệnh này không để lại di chứng và có khả năng tự khỏi.

Biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ

Những biểu hiện của bệnh đau mắt đỏ có thể nhìn bằng mắt thường, khi mắc bệnh giác mạc sẽ ửng đỏ kèm theo đó là có rất nhiều gỉ mắt. Khi mắc bệnh đau mắt đỏ bạn sẽ bị cộm rát, ngứa, khó chịu, tiếp xúc với ánh sáng khó khăn,… Đặc biệt thị lực sẽ giảm.

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là những nguyên nhân dưới đây:

Đau mắt đỏ lây qua đường nào và biểu hiện
Nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ

Vi khuẩn xâm nhập

Đau mắt đỏ có thể do virus hoặc dịch nhầy. Khi đó dịch nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn có màu xanh có thể liên quan đến đường hô hấp hoặc viêm họng. Đau mắt đỏ do virus có thể liên quan đến cảm lạnh. Trong trường hợp đau mắt đỏ do virus có thể điều trị bằng thuốc và khỏi trong 5 – 7 ngày sử dụng.

Đau mắt đỏ do dị ứng

Khi thời tiết hoặc khí hậu thay đổi có thể gây lên bệnh đau mắt đỏ. Khi bị bệnh cơ thể sẽ tạo ra kháng thể là IGE để chống lại bệnh. Kháng thể tạo ra các tế bào mast trong chất nhầy của mắt nhằm giải phóng kháng viêm.

Đau mắt đỏ do nhiễm hóa chất

Trong quá trình làm việc, các hóa chất hoặc dị vật có thể bắn vào mắt làm gây lên tình trạng đau mắt đỏ. Quá trình lấy dị vật ra sẽ gây đỏ mắt. Trường hợp đau mắt đỏ này không nghiệm trọng, có thể khỏi sau một ngày.

Đau mắt đỏ do khô mắt

Khi mắt không được cấp đủ nước dẫn đến tình trạng quá khô, bạn sẽ có cảm giác như phỏng, khô và mắt hơi dính. Mắt của bạn sẽ hơi ngượng và khó mở.

Đau mắt đỏ lây qua đường nào

Sau khi nắm được biểu hiện và nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ bạn sẽ thắc mắc đau mắt đỏ lây qua đường nào? Theo những chia sẻ của các chuyên gian, khi nắm được đau mắt đỏ lây qua đường nào bạn sẽ biết chăm sóc mắt sao cho đúng cách giúp mắt luôn trong trạng thái khỏe mạnh.

Đau mắt đỏ lây qua đường nào và biểu hiện
Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Để trả lời cho câu hỏi đau mắt đỏ lây qua đường nào, bạn có thể xác định được đường lây lan của bệnh đau mắt đỏ như sau:

  • Trong sinh hoạt có tiếp xúc với người đang mắc bệnh đau mắt đỏ qua đường hô hấp, qua thị (quá trình nhìn qua lại), qua nước bọt và thâm chí là bắt tay.
  • Tiếp xúc với các vật dụng mà người bị đau mắt đỏ sử dụng qua quá trình nắm, chạm và cầm như: bút, nắm cửa, lan can,… Tuy nhiên bệnh chỉ có thể lây sang vật chủ mới nếu người mắc bệnh sử dụng đồ vật trước đó không quá lâu, virut vẫn còn bám lại.
  • Sử dụng chung các đồ vật cá nhân: ly nước, gối nằm, đặc biệt là khăn mặt.
  • Sử dụng chung nguồn nước có chứa mầm bệnh
  • Do thói quen dụi mắt, sờ tay vào mũi hoặc miệng.

Điều trị bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là căn bệnh rất hay mắc phải, chính vì vậy việc điều trị đau mắt đỏ cũng rất dễ dàng.

Đau mắt đỏ lây qua đường nào và biểu hiện
Cách điều trị đau mắt đỏ

Điều trị toàn diện

  • Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết hàng ngày, đặc biệt là các thực phẩm chứa: chất đạm, chất xơ, chất béo và tinh bột nhằm tăng cường hệ miễn dịch. Người bệnh cần bổ sung đầy đủ các chất tránh chế độ ăn kiêng dẫn đến suy nhược cơ thể.
  • Bổ sung nhiều các loại Vitamin có chủ yếu trong hoa quả chua như: Cam, bưởi, quýt,…
  • Phải đeo khẩu trang y tế khi ra ngoài môi trường vì khi tiếp xúc với người bệnh khả năng nhiễm virus là rất lớn.
  • Bạn cần nghỉ ngơi đủ giấc, hợp lý, đúng giờ.
  • Không nên sử dụng quá nhiều các thiết bị điện từ, tránh ánh sáng xanh từ máy tính tác động trực tiếp lên mắt.
  • Trang bị thiết bị che chắn bụi, gió,… để giảm thiểu vi khuẩn tiếp xúc với mắt của bạn.
  • Không được sử dụng nước bẩn, nước nhiễm khuẩn khi đang bị bệnh.
  • Để không làm bệnh nghiêm trọng hơn, bạn không được dụi mắt và làm tổn thương giác mạc.

Điều trị tại vị trí đau mắt

  • Sử dụng thuốc chuyên dụng theo liều lượng đã kê của y bác sĩ. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa đau mắt khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý bạn có thể lựa chọn phù hợp.
  • Sử dụng thuốc tra mắt thường xuyên, trong quá trình tra mắt không sử dụng tay nhiễm bẩn. Đối với thuốc dạng mỡ thì bôi ở phía mi dưới, thuốc dạng nước nhỏ từ 1 – 2 giọt.
  • Để theo dõi tình trạng diễn biến của bệnh, bạn nên đến bác sĩ thăm khám thường xuyên. Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có bất cứ dấu hiệu nào cần liên hệ với các y bác sĩ để được xử lý.
  • Bạn cần giữ vệ sinh vùng mắt một cách tuyệt đối, không làm mắt bị nhiễm khuẩn. Không sử dụng các biện pháp dân gian để chữa đau mắt đỏ như: dùng sữa mẹ, xông lá trầu,… Khi chưa có chỉ định của các y bác sĩ thì không được sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc, điều này sẽ khiến tình trạng đau mắt đỏ nặng hơn.

Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Để tránh tình trạng đau mắt đỏ xảy ra, bạn cần thực hiện các biện pháp sau:

Khi không có dịch đau mắt đỏ, bạn cũng không được giữ thái độ chủ quan với dịch bệnh. Bạn cần đảm bảo vệ sinh cá nhân bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch. Nên trạng bị kính râm khi ra đường để ngắm chặn các bụi bẩn. Nên sử dụng nước sạch để rửa mặt sau cuối ngày, có thể sử dụng nước muối loãng. Phải có chăn, gối, khăn mặt riêng để sử dụng không sử các vật dụng cá nhân với người khác. Không cho tay lên mắt dụi nhằm tránh những bụi bẩn.

Đau mắt đỏ lây qua đường nào và biểu hiện
Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Khi có dịch bệnh đau mắt đỏ, bạn cần phòng tránh theo những cách sau đây:

  • Sử dụng xà phòng sát khuẩn để vệ sinh chân tay thường xuyên.
  • Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mặt, bạn nên sử dụng ít nhất 3 lần một ngày.
  • Thường xuyên sử dụng nước nhỏ mắt để loại bỏ vi khuẩn. Không được sử dụng nước nhỏ mắt với người khác.
  • Hạn chế tiếp xúc với những người nhiễm bệnh. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì cần thường xuyên sát khuẩn tay chân, tuyệt đối không cho tay lên dụi mắt.
  • Hạn chế những nơi công cộng trong khi dịch bệnh đang phát tán như: công viên, dịch bệnh.
  • Hạn chế đi bơi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
  • Khi thấy biểu hiện ngứa khóe mắt, mí mắt, có dử,… thì nên đến các chuyên gia thăm khám và khắc phục kịp thời.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp tới bạn về bệnh đau mắt đỏ. Vậy “nhìn vào mắt người đau mắt đỏ có bị lây không?”, thì câu trả lời của chúng tôi là có. Đau mắt đỏ rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch bệnh, vì vậy bạn cần trang bị kiến thức để bảo vệ bản thân mình.

0 ( 0 bình chọn )

Bài viết liên quan

Bài viết mới

Xem thêm