Trẻ sơ sinh thở mạnh là một biểu hiện bình thường của trẻ nhỏ, tuy nhiên khi trẻ có những dấu hiệu bất thường như vậy cha mẹ cần lưu ý nhằm khắc phục kịp thời. Khi trẻ nhỏ thở mạnh có rất nhiều người không biết nguyên nhân do đâu. Chính vì vậy trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về hiện tượng trẻ sơ sinh thở mạnh.
Làm thế nào để biết được trẻ sơ sinh thở mạnh hay yếu?
Trẻ sơ sinh thở mạnh là một biểu hiện thường xuyên gặp phải, nếu biểu hiện này xuất hiện khi trẻ chơi đùa thì có thể dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên nếu trong trường hợp trẻ ngủ làm thế nào để nhận biết trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh. Khi trẻ ngủ các bậc cha mẹ cần chú ý đến bé, tránh trường hợp để bé một mình trong một khoảng thời gian dài.
Mẹ có thể theo dõi nhịp thở của trẻ bằng cách ôm nhẹ bé vào lòng, sau đó theo dõi lồng ngực của bé. Mẹ hãy theo dõi nhịp thở của con bằng cách nhìn vào lồng ngực, nếu lồng ngực của bé cử động quá mạnh, không đều đặn thì mẹ cần lưu ý. Mẹ cần quan sát nhịp thở trong lúc bé nằm yên, không quấy khóc lúc bú chính là thời điểm tốt nhất.
Trong quá trình theo dõi nhịp thở, nếu mẹ đếm được từ 60 – 100 nhịp/ phút thì bé đang ở trạng thái bình thường. Trong thời gian đến, mẹ không nên đếm một nửa sau đó nhân lên số lần vì sẽ không mang lại kết quả chính xác.
Trong khi ngủ ban đêm bé sẽ có hiện tượng thở nhanh và mạnh và phát ra những tiếng thở “khò khè”. Hiện tượng này rất hay gặp ở các trẻ sơ sinh vì khi đó cấu trúc mũi chưa được hoàn thiện, thường rất nhỏ nên dẫn đến tình trạng nghẹt, tắt. Khi để tình trạng này quá lâu sẽ rất ảnh hưởng đến hệ hô hấp và sức khỏe của trẻ.
Nhưng nếu bé ăn uống bình thường, không quấy khóc, sinh hoạt không có gì bất ổn, không có mệt mỏi thì mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về bé. Trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh là hiện tượng bình thường, mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho bé, nên rửa mũi vào buổi sáng và tối giúp loại bỏ các bụi bẩn.
Như vậy, để nhận biết xem trẻ sơ sinh thở nhanh và mạnh hay không rất đơn giản. Mẹ chỉ cần theo dõi nhịp thở của bé thường xuyên, để ý những biểu hiện lạ trong lối sinh hoạt của bé. Hãy để ý bé ngay cả khi bé khỏe mạnh, ghi nhớ những biểu hiện thường ngày để phát hiện biểu hiện xấu nhằm khắc phục tình trạng kịp thời đảm bảo sức khỏe cho con.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh thở mạnh
Khi trẻ sơ sinh có hiện tượng thở mạnh, thường bắt nguồn từ nguyên nhân khác nhau như:
- Khi trẻ có dấu hiệu suy yếu về vấn đề sức khỏe, thì nhịp thở sẽ không được ổn định lúc yếu, lúc mạnh kèm theo biểu hiện da bị tím tái. Khi xuất hiện những biểu hiện này có thể trẻ bị viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi. Đây là 2 căn bệnh về đường hô hấp rất dễ gặp ở trẻ nhỏ.
- Tuy nhiên một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ thở nhanh và mạnh cũng có thể do hệ thống hô hấp ở trẻ chưa được hoàn thiện. Vì vậy, các mẹ thường thấy trẻ thở bằng mũi và dẫn đến tắc mũi do tồn đọng nước mũi phía trong.
- Ngoài ra cũng có thể do nguyên nhân chính là hệ miễn dịch kém, trẻ không thể tự điều chỉnh hơi thở ở mức ổn định,… khiến trẻ hô hấp khó khăn.
- Ngoài ra, khi bị cảm lạnh thời tiết thay đổi cũng chính là một nguyên nhân khiến hơi thở của trẻ không được ổn định.
Hầu hết các nguyên nhân khiến trẻ bị thở mạnh là do các hoạt động bên ngoài tác động lên. Trẻ sơ sinh ngủ thở mạnh do dáng nằm hoặc do thời tiết thay đổi bất thường làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp của trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh do hệ hô hấp có vấn đề, trong trường hợp này phải cần có sự can thiệp của y khoa.
Dấu hiệu nguy hiểm khiến trẻ thở mạnh
Hiện tượng trẻ sơ sinh thở mạnh rất dễ phát hiện bởi một số dấu hiệu sau đây, cha mẹ có thể theo dõi. Tuy nhiên, nếu hiện tượng trẻ sơ sinh thở mạnh thường xuyên diễn ra thì hãy đứa bé tới bệnh viện hoặc cơ quan y tế gần nhất.
- Không ăn uống trong nhiều ngày, bỏ bú (chỉ bú bằng ½ thường ngày)
- Trẻ ngủ nhiều, tần suất ngủ tăng gấp đôi thông thường, để đánh thức bé dậy rất khó khăn.
- Trẻ thở mạnh kèm theo sốt cao, trong trường hợp các mẹ cần cho bé đi khám ngay đây là một dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ nhỏ.
- Trẻ thở mạnh nhưng kèm theo biểu hiện khò khè, có thể bé bị mắc bệnh liên quan đến phế quản. Trong trường hợp này bé rất dễ bị thiếu oxy, khó thở, nền cần nhập viện theo dõi tránh những nguy hiểm.
Khi trẻ thở mạnh thường kèm theo các dấu hiệu khác như: sốt cao, có tiếng khò khè phát ra từ mũi, bỏ ăn uống, bỏ bú,… vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của trẻ. Những dấu hiệu này rất dễ phát hiện nên cha mẹ không cần quá lo lắng.
Xử lý tình trạng bé thở mạnh trong lúc ngủ
Khi nhận biết được những dấu hiệu của tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh, mẹ cần chú ý thực hiện những thao tác say để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Thay đổi tư thế nằm của bé
Việc thay đổi tư thế nằm sẽ giúp bé có thể hô hấp dễ dàng hơn. Sau khi thay đổi tư thế nằm của bé mẹ cần theo dõi xem tình trạng thở mạnh còn xuất hiện hay không. Nếu mẹ vẫn còn thấy tiếng khò khè phát ra thì có thể bé đã mắc những căn bệnh về đường hô hấp. Chú ý xem mũi của bé có tồn đọng những chất bẩn hay không.
Vệ sinh mũi sạch sẽ
Khi mẹ tiến hành vệ sinh mũi cho bé có thể giảm thiểu các bã nhờn, bụi bẩn ứ đọng trong khoang mũi. Sau khi tiến hành thao tác sẽ giúp bé hô hấp thoải mái, dễ dàng hơn. Vệ sinh mũi còn giúp loại bỏ các vi khuẩn có hại. Mỗi ngày mẹ nên vệ sinh mũi cho bé từ 2 – 3 lần, đặc biệt là buổi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ.
Mẹ nên sử dụng nước muối loãng dạng ống phụt, hiện nay có rất nhiều sản phẩm nước muối sinh lý. Tuy nhiên, mẹ cần lựa chọn sản phẩm nước muối có nồng độ không cao và phù hợp với thể trạng của bé.
Gắp các y bác sĩ có chuyên môn
Khi cha mẹ thấy con mình có triệu chứng thở mạnh khi ngủ, kéo dài trong nhiều ngày không thuyên giảm, kèm theo đó là tình kén ăn, không bú, sốt cao. Bé hay ngủ li bì, da không được hồng hào,… thì mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế uy tín đê thăm khám. Lưu ý, khi bé có triệu chứng không ổn thì cha mẹ không nên tự xử lý tại nhà như vậy gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé. Đây là một trong những biểu hiện phức tạp, có thể làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé.
Trên đây là toàn bộ thông tin về các dấu hiệu, nguyên nhân, cách xử lý khi bé thở mạnh. Để trẻ nhỏ có sức khỏe tốt nhất, phát triển bình thường thì cha mẹ cần theo dõi tình trạng của bé mỗi ngày. Mong rằng với những gì chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích đối với bạn.